Phân tích so sánh Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ tư

Sẽ là sai lầm khi so sánh các loại máy bay chiến đấu theo lịch sử tham chiến, bởi vì chức năng của máy bay chiến đấu là một tổng thể mà nhiều yếu tố, gồm các khả năng C4I (chỉ huy, điều khiển, máy tính và tình báo) cũng như huấn luyện có ảnh hưởng lớn tới kết quả chiến đấu. Ví dụ, những kỷ lục bất bại của loại F-15F-16 không thể coi là những minh chứng rõ ràng cho thấy ưu thế tuyệt đối của chúng, bởi vì hoạt động chiến đấu của hai loại máy bay đó đều do những phi công được huấn luyện tốt của Hoa Kỳ và Israel điều khiển cộng thêm khả năng C4I so với những đối thủ được huấn luyện kém và khả năng C4I cũng ở mức độ thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, để đánh giá khi mua hàng, các quốc gia thường sử dụng các phân tích so sánh máy bay chiến đấu nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu nhiệm vụ của họ. Hơn nữa, những cuộc tập trận cùng nhau cũng giúp phát hiện tính năng của các máy bay chiến đấu trong một hệ thống.

Nghiên cứu của DERA

Cơ quan nghiên cứu và đánh giá quốc phòng Anh Quốc (hiện đã chia thành QinetiQDSTL) đã so sánh (dựa trên giả lập dữ liệu có sẵn) so sánh chiếc Typhoon với một số máy bay chiến đấu hiện đại khác nhằm nghiên cứu khả năng thao diễn chống lại các máy bay đối thủ của nó, chiếc Sukhoi Su-35. Vì thiếu thông tin về thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm và loại Su-35 trong thời gian nghiên cứu, đây không nên được coi là kết quả chính thức.

Cuộc nghiên cứu sử dụng những phi công thực sự, bay trong những buồng giả lập mạng JOUST kết nối với nhau. Nhiều dữ liệu giả định máy bay phương tây được đưa vào giả lập chiến đấu chống lại loại Su-35. Kết quả là:

Máy bayĐối thủ và
Su-35
Lockheed Martin/Boeing F-22 Raptor10.1:1
Eurofighter Typhoon4.5:1
Sukhoi Su-35 'Flanker'1.0:1
Dassault Rafale C1.0:1
McDonnell Douglas F-15C Eagle0.8:1
Boeing F/A-18+0.4:1
McDonnell Douglas F/A-18C0.3:1
General Dynamics F-16C0.3:1

Kết quả có nghĩa, ví dụ, trong chiến tranh giả lập, 4.5 Su-35 bị bắn rơi trên mỗi chiếc Typhoon thiệt hại. Các tên lửa như KS-172 có thể để dành cho những mục tiêu lớn chứ không phải cho máy bay chiến đấu, nhưng hiệu quả của chúng trong chiến đấu tầm xa phải được tính tới.

Chiếc "F/A-18+" dùng nghiên cứu rõ ràng không phải là loại F/A-18E/F, mà là phiên bản cải tiến. Tất cả máy bay phương tây được nghiên cứu đều sử dụng tên lửa AMRAAM, trừ loại Rafale dùng tên lửa MICA. Điều này không phản ánh loại vũ khí không đối không tầm xa của những chiếc Eurofighters (cũng như Rafales), chúng sẽ được trang bị MBDA Meteor tầm xa (còn việc mang tên lửa AMRAAM chỉ là biện pháp tạm thời).

Các chi tiết giả lập không được tiết lộ, khiến ta khó biết được liệu đây có phải là một đánh giá chính xác hay không (ví dụ, liệu họ có được thông tin đầy đủ về máy bay Sukhoi và Raptor để giả lập một cách chính xác với thực tế nhất sự thao diễn chiến đấu). Một vấn đề khác của cuộc nghiên cứu là kịch bản diễn ra trận đánh không rõ ràng; có thể họ đã cố tình hay vô ý đưa ra kịch bản chiến đấu ưu thế cho một loại này hơn loại khác; Ví dụ, những trận đánh tầm xa có lợi cho những chiếc có khả năng tàng hình cao, radar tốt và tên lửa hiện đại hơn, trong khi khả năng thao diễn tốt của Su-35 có thể chỉ có ưu thế trong những trận đánh tầm ngắn. Ta cũng không rõ liệu chiếc Su-35 có được giả lập tính năng điều khiển hướng phụt động cơ hay không (như những loại MKI, MKM hiện có).

Hơn nữa, giả lập của DERA được thực hiện hồi giữa thập kỷ 90 với lượng thông tin còn hạn chế về Diện tích Phản hồi Radar, ECM và khả năng radar của loại máy bay chiến đấu hiện nay: thực vậy, ở thời điểm đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4/5 đều chỉ đang ở giai đoạn mẫu thử nghiệm.

Báo cáo huấn luyện

Các lực lượng không quân đồng mình thường diễn tập chiến đấu với nhau, và khi sử dụng các loại máy bay khác nhau trong diễn tập họ có thể thu thập được những thông tin liên quan tới khả năng so sánh của các loại đó.

Loại J-10 của Trung Quốc luôn vượt trội những chiếc Flanker trong diễn tập khiến loại máy bay này càng trở nên bí ẩn bởi từ trước tới nay có rất ít thông tin về nó được tiết lộ.

Những kết quả một cuộc diễn tập năm 2004 với những chiếc USAF F-15 Eagles chống lại các loại Su-30MKs, Mirage 2000s, MiG-29s và thậm chí cả loại máy bay thế hệ trước là MiG-21 của Không quân Ấn Độ đã được công bố rộng rãi, Ấn Độ đạt mức tiêu diệt "90% mục tiêu giả" . Một báo cáo khác cho rằng các kinh nghiệm rút ra từ cuộc diễn tập đó cho thấy khả năng rất kém cỏi của loại F-15. Theo báo cáo này, những chiếc F-15 có tỷ lệ 3 chống 1. Các quy định diễn tập cũng cho phép phía Ấn Độ sử dụng một mô hình AWACS cung cấp thông tin vị trí, và cho phép họ sử dụng các radar dẫn đường tự động giả lập của loại tên lửa MBDA MicaAA-12. Trái lại, những chiếc F-15, không được phép dùng hết tầm loại tên lửa giả lập AMRAAM (hạn chế ở cự li 32 km trong khi tầm tối đa loại này theo thông báo có thể lên đến 100 km), cũng không được sử dụng các hệ thống radar của AMRAAM để dẫn đường tự động cho nó (mà dựa vào radar trong của chiếc F-15 cho mục đích này). Không chiếc F-15 nào được trang bị loại radar AESA mới nhất hiện nay, đã được trang bị cho một số chiếc F-15 trong Không lực Hoa Kỳ.

Cũng cần nhớ rằng Không lực Hoa Kỳ hiện lobby mạnh để đưa loại F-22 vào sử dụng càng nhiều càng tốt, và bằng chứng cho thấy thiết bị của Không quân Hoa Kỳ thua kém so với những máy bay chiến đấu đối thủ tiềm tàng cũng chính là một hành động lobby.

Tháng 6, 2005, trong một cuộc tập trận một phi công Eurofighter được thông báo đã thoát khỏi hai chiếc F-15 bám đuôi và đưa chúng vào tầm ngắm của mình.

Trong Cuộc diễn tập Northern Edge 2006 tại Alaska đầu tháng 6, chiếc F-22 đã chứng tỏ nó có thể đối đầu với 40 "máy bay địch" trong trận chiến giả lập. Chiếc Raptor đạt mức tiêu diệt 108 trên 0 trong cuộc diễn tập này .

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ tư http://defence-data.com/features/fpage37.htm http://www.f16falcon.com/facts/f16_16.html http://www.janes.com/defence/air_forces/news/idr/i... http://newsfromrussia.com/world/2004/06/30/54664.h... http://scotlandonsunday.scotsman.com/uk.cfm?id=673... http://home.sprynet.com/~anneled/IAFclaims.html http://www.strategypage.com/dls/articles/200410142... http://www.zap16.com/mil%20fact/f-16.htm http://www.sci.fi/~fta/score.htm http://www.foia.cia.gov/browse_docs_full.asp?doc_n...